Bài viết rất hay. Đề nghị anh Thành biên tập và đăng TH & ĐS số Xuân nhé :-)

Quang IFI

On 21/01/2011 11:34, Vo Huy Quang wrote:
>
> Xin được góp vui vài dòng cùng anh em tín đồ Open Source
>
> Về bảo mật: việc bảo mật kém hay tốt không cốt ở phần mềm mà ở yếu tố
> con người và người ta quan tâm đến bảo mật như thế nào, chính sách cho
> nó ra sao, quy trình xử lý khi có sự cố,... Phần mềm đóng hay mở...
> không có bất kỳ giá trị về mặt bảo mật.
>
> Có những phần mềm / mạng máy tính rất bảo mật nhưng với kỹ thuật khai
> thác của Kevin Mitnick thì ổng không cần tốn hàng tháng để nghiên cứu
> kỹ thuật hắc hiếc kiểu viết mã lập trình mà ổng chỉ mất 3 ngày để thu
> thập thông tin về tổ chức, policy của họ và luyện cách bóp mũi, giả
> giọng là hạ xong một mạng, kể cả khi nó không có kết nối Internet nào
> :), ông hack bằng... điện thoại cố định có dây.
>
> Một khi đã vui mừng / chấp nhận miễn cưỡng sử dụng phần mềm nguồn mở
> thì phải hiểu rằng việc giám sát các bản tin (kể cả các trang không
> chính thống dạng underground) về bảo mật liên quan đến sản phẩm và
> luôn tâm niệm "không nên trông chờ vào một đơn vị cung cấp nào đó" vì
> bản chất phần mềm đó mang tính cộng đồng. Do đó, người dùng phải luôn
> bật cảnh giác ở mức cao nhất, luôn niệm chú trong đầu là đang có thằng
> đứng sau lưng đợi cắt cổ ta, nghe lạnh gáy thì quay lại đá nó ngay.
> Vấn đề cũng giống như sống trong khu toàn bọn tội phạm thì đừng đi
> trách một công ty bảo vệ nào đó, cũng đừng trách chính quyền mà hãy tự
> trang bị cách đối phó, nếu không thể, nên đi nơi khác ở.
>
> Một ví dụ của mình về tính an toàn của nguồn mở hay nguồn đóng: trước
> đây mình sử dụng Blog 360 (không plus) của Yahoo! - cái này không
> nguồn mở, nhưng bằng cách nào đó một thằng Thổ Nhĩ Kỳ chụp nguyên
> trang blog lại, dùng trình xử lý ảnh xoay ngược 180 độ, sau đó đột
> nhập vào blog và dùng ảnh đó làm ảnh nền blog. Kết quả: bạn bè gọi
> điện phàn nàn "mày định cho tụi tao trồng chuối để đọc những gì mày
> viết àh". Từ đó, mình cảm thấy là việc bảo mật không thể không quan
> tâm, không thể là chuyện đùa được nên bắt đầu bắt tay hành động. Đầu
> tiên là lên mạng tìm các trang bảo mật uy tín, tham gia vào forum hoặc
> đăng ký mailing list của họ, có cả những trang dạng "bên kia chiến
> tuyến" như zone-h.org <http://zone-h.org>, defcon... chú trọng các
> trang hay công bố lỗ hổng bảo mật liên quan phần mềm mình đang dùng,
> và khi sử dụng Windows thì luôn quan tâm các tin về lỗ hổng Windows
> (nên chưa từng bị các loại virus, sâu như sality, conficker, w32.xxx
> viếng thăm). Kết quả quan tâm bảo mật là có hai vụ ứng phó thành công
> với bọn script kiddies: 1. Vụ Joomla! có lỗ hổng XSS cách đây vài năm:
> phản ứng ngay trong 15 phút đầu tiên và còn có một alert cười nhạo bọn
> này, trong khi đó có ít nhất 500 site ở Việt Nam lơ là bị mất quyền
> Admin; 2. Vụ hoang tin WordPress 3.0.4 gần đây. Còn nhiều vụ có lỗ
> hổng ở phần mềm Open Source khác nhưng vì phần mềm chạy trên máy không
> có nối mạng Internet nên chỉ vá nội bộ để tìm hiểu về bảo mật
>
> Hiện nay thì mình luôn quan tâm hàng đầu đến các thứ khi ngồi máy
> Windows: 1. Adobe Flash Player (chỉ xài khi vào YouTube), 2. Các thứ
> Reader; 3. Luôn dùng bàn phím ảo và song hành Keepass; 4. Không có một
> phần mềm crack / lậu nào trên máy.
>
> Như vậy, sau 3 năm từ ngày blog bị treo đầu lộn ngược, mình tự thiết
> lập ra chính sách bảo mật riêng và tuân thủ nó, tự phạt bằng hình thức
> đánh đòn vào mông và nhịn cà phê 1 ngày khi vi phạm chính sách đó. Kết
> quả đạt được tuy với mọi người là nhỏ nhưng với mình là rất... đáng
> khích lệ: không còn sợ virus máy tính (quên đi ghost, install,
> BSOD...), mỗi buổi sáng giải trí bằng đọc các tin RSS / Group mail về
> bảo mật liên quan đến các thứ Linux Ubuntu, PHP, Apache, Lighttpd,
> WordPress, phpBB, Drupal,... nếu có tin liên quan là xem log ngay,
> phản ứng trước khi quá muộn; ở cty thì dùng Windows 7 ngoài ISA Proxy
> cty thiết lập, mình cài thêm 1 proxy khác ngay trên máy, và gõ email
> này từ máy ảo nằm trong máy thật, mọi dữ liệu gửi ra (nếu không qua
> SSL) đều đóng trong file .RAR có đặt password 13 ký tự,... Giới thiệu
> phần mềm cho bạn bè dùng thì luôn khuyên họ mua hoặc xài freeware hoặc
> GPL, ai hỏi về phần mềm lậu thì giới thiệu cho họ Ubuntu & bè đảng :)
>
> Cuối cùng có thể kết luận như sau: khi sử dụng phần mềm nguồn mở nghĩa
> là bạn đang ở trong một căn nhà bằng thuỷ tinh, ai nhìn vào cũng thấy,
> kể cả việc hai vợ chồng bạn đang... nhưng dĩ nhiên là 2 bạn trùm mềm
> :)  trong sự ấm cúng của hơi thở từ con dê GNU,... Còn nếu bạn sử dụng
> phần mềm nguồn đóng: bạn đang ở trong một khám Chí Hoà / Hoả Lò, vâng,
> rất an toàn nhưng đường đến...pháp trường là rất gần và mỗi ngày bạn
> nên đọc danh ngôn trên lịch bạn phải trông chờ vào những suất cơm bố
> thí của nhà nước mang tên Microsoft, Oracle,...
>
> Lời khuyên cho những ai sợ "ngủ quên" với các cảnh báo về bảo mật: nếu
> có điều kiện hãy thuê một dịch vụ sms của một cty bảo mật có bản tin
> liên quan sản phẩm của bạn, mỗi khi có tin liên quan, bạn sẽ nhận sms
> kịp thời và thực hiện "tiên hạ thủ vi cường".
>
> Chúc mọi người cuối tuần thư giãn nhưng không quên cảnh giác về bảo mật.
>
> 2011/1/21 Nguyen Vu Hung <vuhung16p...@gmail.com
> <mailto:vuhung16p...@gmail.com>>
>
>     2011/1/21 Nguyễn Hữu Thành <huuthanh...@gmail.com
>     <mailto:huuthanh...@gmail.com>>:
>     >> 1000 em karaoke tát yêu, mỗi người một cái là cũng chủ chế rồi.
>     > Tưởng chỉ các lão già hết hơi mới dám nói lớn :-)
>     Em đính chính:
>
>     0001 em karaoke  uýnh liên tục cho tới chết: DOS
>     1000 em karaoke tát yêu mỗi người một cái: DDOS
>
>     Vị dụ về DDOS:
>     http://en.wikipedia.org/wiki/Denial-of-service_attack#Incidents
>
>     Ở Việt Nam có lẽ báo chí biết nhiều nhất vụ DDOS sử dũng 0day của
>     flash (x-flash)
>     để tấn công HVA. # Thông tin mới hơn thì em chưa cập nhật.
>
>
>
>     --
>     Best Regards,
>     Nguyen Hung Vu [aka: NVH] ( in Vietnamese: Nguyễn Vũ Hưng )
>     vuhung16plus{remove}@gmail.dot.com
>     <mailto:vuhung16plus%7bremove...@gmail.dot.com> , YIM: vuhung16 ,
>     Skype: vuhung16plus
>     _______________________________________________
>     POST RULES : http://wiki.hanoilug.org/hanoilug:mailing_list_guidelines
>     _______________________________________________
>     HanoiLUG mailing lists: http://lists.hanoilug.org/
>     HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/
>     HanoiLUG blog: http://blog.hanoilug.org/
>
>
>
> _______________________________________________
> POST RULES : http://wiki.hanoilug.org/hanoilug:mailing_list_guidelines
> _______________________________________________
> HanoiLUG mailing lists: http://lists.hanoilug.org/
> HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/
> HanoiLUG blog: http://blog.hanoilug.org/

_______________________________________________
POST RULES : http://wiki.hanoilug.org/hanoilug:mailing_list_guidelines
_______________________________________________
HanoiLUG mailing lists: http://lists.hanoilug.org/
HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/
HanoiLUG blog: http://blog.hanoilug.org/

Trả lời cho