Kính gửi các anh chị thông tin mới ngày 16/05/2011
1. G Data cảnh báo tấn công bằng phần mềm độc hại và tin tặc tăng trong năm
2011
 G Data, hãng chuyên gia an ninh Internet và người tiên phong bảo vệ chống
virus của Đức lại một lần nữa vừa đưa ra *một nhát dao sắc nhọn sọc vào tim
của những fan hâm mộ hệ điều hành Microsoft Windows, làm nhiều người trong
số họ bỗng trở nên đau nhói, thất thần, ú ớ, thậm chí cả một số người vốn
“thông thái” bỗng trở nên “nói nhảm”*. Đó chính là “Báo cáo phần mềm độc hại
của G Data tháng 07-12/2010”. Nếu như trong báo cáo tương tự 6 tháng đầu năm
2010, số phần mềm độc hại được viết cho Windows là 1.011.285, chiếm
99.4%tổng số
1.017.208 các phần mềm độc hại được viết ra, thì trong 6 tháng cuối năm các
con số đó được tăng lên thành 1.071.779 và 99.5% trong tổng số cả 12 tháng
của năm 2010 là 2.093.444. Điều đáng sợ là: “*Trung bình, một mẩu mới phần
mềm độc hại cho các máy tính cá nhân PC chạy Windows được bọn tội phạm tung
ra* *cứ mỗi 15 giây*”. Một lần nữa xin được nhắc lại: *Để đảm bảo an ninh an
toàn thông tin, việc sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows là vô nghĩa, đặc
biệt là trên các máy tính cá
nhân*<http://vnfoss.blogspot.com/2011/05/e-am-bao-ninh-toan-thong-tin-su-dung.html>.
Bạn có thể tải về báo cáo của G Data cho nửa sau năm 2010 ở
đây<http://www.gdata-software.com/wp-content/uploads/G_Data_MalwareReport_2_2010_EN1.pdf>,
cho nửa đầu năm 2010 ở
đây<http://www.gdatasoftware.co.uk/uploads/media/GData_MalwareReport_2010_1_6_EN.pdf>.
Báo cáo của Trend Macro tại hội thảo và triển lãm quốc gia về an ninh bảo
mật tại Hà Nội trong 2 ngày 05 và 06/04/2011 ở
đây<http://www.security.org.vn/hn2011/PDF/Khoi%20Ngo%20-%20Trend%20Micro.pdf>.


 2. Nghiên cứu: Hạ tầng sống còn sấp mặt đối với tấn công an ninh không gian
mạng
 Báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) về
những chỗ bị tổn thương trong các hạ tầng sống còn, như các hạ tầng năng
lượng/điện, dầu, khí và nước với việc khảo sát khoảng 200 lãnh đạo an ninh
công nghệ thông tin từ 14 quốc gia trên thế với đầu đề “Trong bóng tối: Các
nền công nghiệp sống còn đối đầu với các cuộc tấn công KGM”, đã chỉ ra rằng:
“gần 70% các lãnh đạo an ninh IT thấy các phần mềm độc hại trong các hệ
thống của họ và gần 50% trong khu vực điện nói họ thấy Stuxnet trong các hệ
thống của họ, bao gồm cả các lưới điện thông minh... Những gì chúng tôi biết
là lưới điện thông minh là không thông minh... Thực tế là hầu hết cá hệ
thống hạ tầng sống còn không được thiết kế với an ninh KGM trong đầu, và các
tổ chức cần phải triển khai các kiểm soát mạng mạnh hơn, để tránh bị tổn
thương đối với các cuộc tấn công KGM”.
“Stuxnet<http://vnfoss.blogspot.com/2010/12/stuxnet-thong-iep-kinh-hoang-ve-chien.html>đã
được nền công nghiệp an ninh IT gắn tên như một trong những vũ khí
siêu
hạng về an ninh KGM đầu tiên”. Về phản ứng của các quốc gia: “Trung Quốc và
Nhật Bản có các mức độ tin cậy cao nhất khi họ có các luật tương ứng để bảo
vệ các tổ chức khỏi các mối đe dọa an ninh KGM. Đối lại, Brazil, Pháp và
Mexico lạc hậu đằng sau trong việc triển khai các biện pháp an ninh... Những
người được hỏi từ Trung Quốc và Nhật Bản nói họ có sự phối hợp mức độ cao
với chính phủ trong khi những người được hỏi từ Mỹ, Tây Ban Nha và Anh nói
họ hoàn toàn khó tương tác với các chính phủ của họ”. Việt Nam thì các hạ
tầng sống còn như điện/nước/dầu/khí/ được bảo vệ như thế nào nhỉ?

     Xem thông tin tại: http://vnfoss.blogspot.com/
Hoặc: http://vn.360plus.yahoo.com/ltnghia/

Hân hạnh được phục vụ
Lê Trung Nghĩa
PS: Xin lỗi nếu thông tin này làm phiền các anh chị
_______________________________________________
POST RULES : http://wiki.hanoilug.org/hanoilug:mailing_list_guidelines
_______________________________________________
HanoiLUG mailing lists: http://lists.hanoilug.org/
HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/
HanoiLUG blog: http://blog.hanoilug.org/

Trả lời cho