On 29/10/2011 11:59, Nguyễn Vũ Hưng wrote:
2011/10/28 Hoàng Minh Thắng<hoangminhth...@ktqd.org>:
Một vài ý kiến xoay quanh chuyện giáo dục Việt Nam:
Tôi có một vài nhận định thực tế thế này (các nhận định này có thể đúng với
phần đông, nhưng k nhất thiết đúng với tất cả):
Anh rào kín như thế thì chả ai dám tranh luận cả :)
Để tránh những tranh luận sai hướng. Anh dám, và anh tranh luận rất xác đáng đấy chứ?
2) Khách quan mà
nói, khối lượng kiến thức để đi thi ĐH k phải là nhiều, nhưng các sĩ tử được
"chăm bẵm" khá kĩ trong thời gian ôn thi ĐH ->  đây là thời gian "ủ bệnh"
lười, đến lúc lên ĐH xa gia đình thì "bùng phát"
Chỉ hết học kỳ 1 hoặc 2 là sinh viên đã phát bệnh rồi.

Sinh viên có thể không lười, nhưng họ tập trung quá nhiều thời gian để đạt
được thành tích học tập cao và quên đi những điều thiết thực.

Tôi vẫn nghĩ:
Trường học chưa phải là nơi lý tưởng để đào tạo sinh viên.
Sinh viên học được nhiều hơn qua quá trình tự học, làm thêm, hay đi "đánh quả",
làm luận án/luận văn (kiểu làm kinh tế) cùng thày hướng dẫn trong
những năm cuối.
Tôi thiếu 1 luận điểm về nội dung đào tạo "nổ đầu" của BK, thành ra luận điểm này đứng riêng có vẻ đổ hết lỗi cho sinh viên và hệ thống giáo dục dưới ĐH.

3) Cách dạy này vốn dĩ đã
tạo nên những con người thụ động, chỉ học cái được dạy, cái để thi.
Biết ngoại ngữ là một kĩ năng cần thiết: Thực sự thì Việt Nam chưa phải là
ngọn nguồn của công nghệ nào, và tiếp cận công nghệ nguồn rõ ràng phải biết
ngoại ngữ. Có điều đây là khác biệt rõ rệt giữa SV các TP lớn và SV nông
thôn (đông đảo hơn): họ k có điều kiện tiếp cận với các ngôn ngữ (giáo viên
giỏi, tiền học?) Lại do sự thụ động đã được hệ thống giáo dục định hình cho
nên khoảng cách này vẫn khó rút ngắn.
Ngoại ngữ cũng là vấn đề đau đầu :)
Nhật, Trung Quốc nói chung cũng kém ngoại ngữ như ta cả.
Nhưng họ có lịch sử dịch sách lâu đời (Nhật: thời Minh Trị; TQ: thời Biến pháp Mậu Tuất), nên tài liệu tiếng bản ngữ cũng tạm đủ. Chưa kể họ có thể học "cái trong nước", còn Việt Nam thì quá hiếm.
Chính công việc sẽ dạy sinh viên tiếng Anh.
Vấn đề là họ không có môi trường.
Vấn đề của các ngoại ngữ luôn là môi trường. Vấn đề ở đây là NĂNG LỰC TỰ HỌC. Chẳng hạn, đã xác định "học TA" là một bài toán, thì phải giải quyết "bài toán con môi trường". Cứ chờ các thứ đầy đủ (đi làm) thì cần gì phải học -> mèo lại hoàn mèo. Tất nhiên nếu bắt tay vào "công việc" như tham gia vào các dự án nguồn mở cũng sẽ dạy sv học TA. Nhưng ở đây là do sv đó có năng lực tự học, và đã tự giải quyết bài toán môi trường trước đấy nhé ;> À mà quên, ở BK còn có ktx cho sv nước ngoài cơ mà, không phải thiếu môi trường đâu.

Chúng ta thiếu những người thầy giỏi: giảng viên ĐH của ta phần đông vẫn là
"kiểu cổ", cũng k đủ gần gũi SV, k đủ tầm tổng quan - hoặc đủ nhưng k đủ sức
để lên tiếng; và có lẽ k đủ dũng khí khi thừa nhận sai sót dù là trong quá
khứ của bản thân [bệnh kinh điển của những người thầy Á Đông?]
Nhân sự đầu vào của các trường đại học: Chưa cao.
Nhân sự ở lại giảng dạy: Chưa phải là cao
Thu nhập: Thấp
Giáo trình: Đi theo lối mòn.
Lương có lỗi, không sai. Nhưng con người không có tinh thần hướng thượng ngay từ *nội tại* thì làm gì cũng khó. Thu nhập ảnh hưởng, nhưng không quyết định chất lượng. Lương thấp khiến đội ngũ giáo viên có hiệu quả thấp, nhưng đó không phải là lí do duy nhất khiến đội ngũ ấy TỆ NHƯ HIỆN NAY. Giải thích bằng lương quá dễ, nhưng dừng ở đó thì sẽ biến các giáo viên thành các "công tử nhà giàu".
Như vậy ý kiến của chúng ta nên gộp lại và hoàn toàn thống nhất.
Nếu ai từng đọc qua cuốn "Bài giảng cuối cùng" hoặc tỉ mỉ hơn là cuốn "Các
trường đại học của nước Mĩ" (tôi sợ k nhớ đúng tên sách); hoặc đơn giản là
để ý sự cống hiến của các ĐH công nghệ hàng đầu thế giới có lẽ sẽ đồng ý với
tôi trong nhận định này.
Mong anh chia sẻ thêm thông tin.
Cái này thì ai quan tâm thì tự tìm đọc thôi ạ.
Doanh nghiệp cần cả thày và thợ.
Chúng ta ngồi đây và dùng lí trí để nghĩ là họ cần. Nhưng đưa ra họ có chìa tay đón nhận không thì là chuyện khác.
Thày là thày, thợ là thợ, nhân sự "chém gió" giỏi không master
chắc mảng nào sẽ bị đào thải.

Đại học và cao đẳng cần cung cấp cả 2 nguồn nhân lực này.

Các anh chị thử xem khoảng cách giữa lương của sinh viên IT mới ra trường
và mức quản lý cao cấp khác nhau thế nào sẽ rõ.
Tôi thấy phần này không có gì mâu thuẫn với trích dẫn lời tôi.

Lại nói chuyện "dạy tư duy": ở Việt Nam tôi chưa thấy ở đâu dạy tư duy được
cả. Dường như việc đề cập đến việc "dạy tư duy" k xuất hiện trong các buổi
họp chuyên môn giảng dạy, mà là ý nghĩ nảy sinh khi biện hộ cho việc "chúng
tôi chẳng dạy được cái gì"
Tôi lấy ví dụ:
Một buổi thuyết trình của Steve Jobs hay Bill Gates sẽ làm cho nhiều bạn có
hoài bão hơn là các buổi dạy lý thuyết chán ngắn.

Hoài bão quan trọng hơn ý tưởng và quan trọng hơn cả tư duy.
Hoài bão của những người sau khi nghe các buổi thuyết trình của Jobs và Gates sẽ thay đổi thế nào? Khi Jobs và Gates đang ở bước đầu sự nghiệp, hẳn những người bạn cùng thời của họ cũng chịu ảnh hưởng của Martin Luther King, hoặc thần tượng một nghệ sĩ nào đó chứ? Về tấm gương hoài bão, A. Hitler cũng đáng học tập. Hoài bão quan trọng, nhưng xếp nó trên tư duy liệu có sản sinh ra các vị "hữu dũng vô mưu" không?
_______________________________________________
POST RULES : http://wiki.hanoilug.org/hanoilug:mailing_list_guidelines
_______________________________________________
HanoiLUG mailing lists: http://lists.hanoilug.org/
HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/
HanoiLUG blog: http://blog.hanoilug.org/

Trả lời cho