Kính gửi chị Hồng Nhung và các anh chị,

Tôi xin cố gắng đưa ra những nhận xét khách quan.

Ngày 9/28/2011 4:38 PM, Hong Nhung viết:

Cảm nhận của em đối với hội thảo vừa rồi là nội dung còn hơi mơ hồ, vẫn chỉ là những vấn đề đã nêu trong các hội thảo cách đây vài năm và mã nguồn mở ở VN đang rất èo uột.

Tôi chia các đối tượng cần áp dụng FOSS như sau

1. Khối chính phủ
2. Khối doanh nghiệp
3. Khối giáo dục (các trường đại học, viện nghiên cứu)
4. Người dùng cá nhân.

Theo tinh thần của hội thảo này, tôi hiểu nhận định là "ứng dụng CNTT trong khối chính phủ còn hạn chế".

Dù chưa có nhiều con số thống kê từ Bộ TTTT (vụ CNTT), nhưng tôi nghĩ ứng dụng FOSS vẫn còn khá khiêm tốn.

Ứng dụng trong mảng desktop: Chưa có kết quả tốt (tôi không nắm được con số chính xác). Lý do: Windows và các phần mềm trên nó đã ăn sâu vào thói quen sử dụng và chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào Windows.

Ứng dụng mảng server: Hạn chế việc sử dụng các thành phần (của phần mềm, hệ thống) không mở, tăng cường và kiểm soát
việc sử dụng các thành phần mở các địa phương (sở, ban, nghành).
Ở mảng server, kiểm soát sẽ dễ hơn do yêu cầu nghiệp vụ ít và nhân sự kỹ thuật có trình độ cao hơn. Tôi nghĩ sắp tới tới cần/sẽ có quyết định và thông tư hướng dẫn về điều này.

Khối doanh nghiệp: Sử dụng rất rộng rãi nhưng tất nhiên họ không công khai.
Tôi nghe nói Viện Công Nghệ và Nội Dung Số đã có nghiên cứu về tình hình ứng dụng triển khai FOSS trong các doanh nghiệp.
Chị có thể tham khảo.
-> http://mic.gov.vn/gioithieu/Trang/VienCongNghePhanMemVaNoiDungSoVN.aspx

Khối giáo dục: Nói chung ứng dụng còn hạn chế. Windows (lậu) là hệ điều hành phổ biến ở các trường. Vụ CNTT thuộc Bộ Giáo Dục đã ra thông tin hướng dẫn, khuyến nghị và bắt buộc sử dụng phần mềm mã mở.
Tuy nhiên, tôi chưa được đọc những thống kê và đánh giá.


Em cảm giác như các nhà hoạch định chính sách CNTT không mặn mà với phần mềm nguồn mở, nếu không muốn nói là họ anti phần mềm nguồn mở.

Sau 112 và những thất bại trong triển khai thí điểm FOSS trên desktop, các chính sách đã chững lại và hoạt động cầm chừng :)

Chị hình dung người sử dụng Windows đã nghiện nặng. Không thể "cắt cơn" được ngay.

Việc chuyển sang mã mở (Linux/LibreOffice) là rất khó, đòi hỏi sự cương quyết.

Trong bức tranh lớn với mục đích là ứng dụng, phát triển phần mềm mã mở,
các nhà hoạch định chính sách "ép từ trên xuống" (trong khối chính phủ),
những cộng đồng mã mở như HanoiLug, Ubuntu-Vn có những sự kiện online, offline tôn vinh FOSS theo dạng bottom-up tự phát, các doanh nghiệp mã mở dùng nó như vũ khí bí mật (họ không nói ra hoặc có không quan tâm tới đóng/mở)

Tuy vậy, báo cáo của phía Bộ TTTT lại cho người đọc cảm giác rằng chúng ta đã đạt được rất nhiều kết quả tốt và rất tích cực ứng dụng phần mềm nguồn mở ở các cơ quan nhà nước, địa phương...

Tôi nghĩ thành công là kết quả ở một số địa phương trọng điểm nhưng chưa hẳn là xu hướng chung.
Như tôi đã nói, cần đánh giá tổng thể.

Tham khảo:
http://mic.gov.vn/vbcddh/Lists/Vn%20bn%20ch%20o%20iu%20hnh/DispForm.aspx?ID=1997

Một số đơn vị thực hiện rất sớm:
http://hanam.gov.vn/vi-vn/stttt/Pages/Article.aspx?ChannelId=3&articleID=468
http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwML_wBzA09_r0BnE18nIwNPA_2CbEdFAPYbG4Q!/?PC_7_GRT97F5400GR50I1G1CV4J2K07_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/angiang/trangchu/tintucsukien/thongtintruyenthong/tin4-8-7


Em không biết suy nghĩ này của mình có sai không và nhờ các anh giúp em có cái nhìn toàn cảnh về tình hình ứng dụng, phát triển mã nguồn mở tại VN,

Xem trên

đặc biệt ở góc độ ứng dụng trong thực tế,

Chia thành 4 mảng như tôi đã nói. Nên đánh giá theo từng mảng.

phần mềm nguồn mở đang phát triển mạnh ở phân khúc nào?

Ở khúc doanh nghiệp.

Tôi lấy ví dụ

Viettel triển khai 7000 máy tính sử dụng Linux/LibreOffice

Một công ty ở Sài Gòn sử dụng 100% Linux/LibreOffice/Java app.
Đây là ví dụ điểm cần được lên báo. Chị giúp đi lấy tin được không ạ?

Theo các anh thì cách triển khai của chúng ta (đặc biệt là Bộ TTTT) hiện nay để thúc đẩy phần mềm nguồn mở phát triển có đi đúng đường không?

Bộ TTTT là nơi đưa ra chính sách.
Những đơn vị khác là nơi thực thi. Họ khổ hơn nhiều.

Hướng đi cho tới nay, theo tôi là chưa đúng đắn dẫn tới hiệu quả chưa cao và làm cho
những người làm chính sánh cảm thấy "lăn tăn".
Cần chuyển hướng sang mảng server. Tôi hy vọng năm nay sẽ có một thông tư nào đó từ bộ TTTT.

Về mảng giáo dục, tôi cần có những chính sách quyết đoán hơn thông qua việc thắt chặt tài chính từ Bộ Giáo Dục xuống dưới cơ sở.

Trong chính sách, chúng ta đã làm được gì và cần phải làm gì để PMNM phát triển mạnh hơn?

Có khá nhiều văn bản đã được ban hành.
http://mic.gov.vn/vbcddh/Lists/Vn%20bn%20ch%20o%20iu%20hnh/AllItems.aspx
Tuy nhiên, cần đánh giá khách quan và điều chỉnh cho các bước tiếp theo.

Chúng ta đã có hơn 10 năm triển khai ứng dụng PMNM nhưng với những gì đạt được hôm nay, phải chăng chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và khoảng cách của ta với cộng đồng nguồn mở thế giới ngày càng xa?

+1

Có ý kiến cho rằng chúng ta cần một cơ quan cao hơn cấp bộ điều phối việc thúc đẩy phát triển phần mềm nguồn mở để tránh sự giẫm chân nhau của hai bộ KHCN và TTTT và sở dĩ có sự giẫm chân này là hậu quả lịch sử khi thành lập bộ TTTT.

Tôi đồng ý với quan điểm này.
Những nhân sự cốt cán của Bộ KHCN làm về chính sách FOSS vẫn sát cánh cùng Bộ TTTT chị ạ.

Vấn đề phát triển phần mềm nguồn mở ở VN hiện nay đang loay hoay trong bài toán con gà và quả trứng: Trường không đào tạo nên không có nhân lực,không có nhân lực thì không có sản phẩm, không có sản phẩm thì không có thị trường, không có thị trường thì doanh nghiệp không làm, và không cần nhân lực. Vấn đề này có đúng không?

Điều này đúng.

Xin các anh cho em ý kiến và giải pháp khắc phục?


Về mặt nhân sự: Việc phát triển trung tâm nguồn nhân lực (mã mở) là cần thiết.

Những sản phẩm trong khối chính phủ: Phải là mã mở, sử dụng công nghệ và chuẩn mở (nhưng không cần công khai)
để khuyến khích nhân sự mã mở.
Qua việc làm này, chúng ta tạo được một thị trường mã mở (theo cách hiểu của chị)

Ví dụ: 64 tỉnh thành có cần 64 portal với 64 phần mềm, công nghệ khác nhau hay không? Chắc chắn là không? Quy về một mối, sử dụng một công nghệ (mở), áp dụng cloud computing
sẽ giảm 64 lần giá thành phát triển, mua bản quyền và quản trị hệ thống...

Các doanh nghiệp đủ năng lực (mã mở) ở Việt Nam đôi khi không nhận được dự án (của chính phủ)
Đây cũng là một lý do không nhỏ cản trở sự phát triển của mã mở.

Các anh có thể giúp em thông tin về cộng đồng ở VN, những kết quả cộng đồng đã làm được?

Chị xem thử http://vuhung16.blogspot.com/

Kết quả đạt được (còn rất khiêm tốt)

- Hỗ trợ người dùng (Ubuntu-vn, HanoiLug làm tốt)
- Việt Hóa (90% các phần mềm lớn như Gnome, Firefox, ThunderBird, LibreOffice),
  đảm bảo người dùng Việt Nam có một hệ điều hành tiếng Việt
  (do người Việt dịch, nhưng không phải là *phần mềm của người Việt)
- Phát triển: Rất rất hạn chế vì nhân sự còn mỏng.
Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, cộng đồng FOSS Việt Nam xác định: Sài tạm của (cộng đồng) thế giới là chính, chuyện đóng góp sẽ tính sau!

Hiện nay, tâm lý người dùng và cả người quản lý đều cho rằng, PMNM khó dùng,

Điều này đúng, đặc biệt là những người dùng chuyển từ Windows.

Đây là bài toán hóc búa chuyển đổi từ Windows/MS Office sang Linux/LibreOffice

PMNM là sản phẩm của nhiều người nên tính bảo mật không cao,

Điều này sai. Những luận điểm theo thuyết âm mưu dạng này do những đại gia mã đóng
viết ở dạng "White paper" hay "Research paper", cần hết sức tỉnh táo.
http://en.wikipedia.org/wiki/Open_source_software_security

sản phẩm không hoàn thiện...

Điều này đúng một phần.

Về tính dễ sử dụng, Windows hơn Gnome 2.
# Gnome 3, KDE 4, Unity chưa ổn định nên chưa thuyết phục được người dùng doanh nghiệp.
Về mức độ hoàn thiện, MS Office ổn định, nhẹ và dễ dùng hơn OpenOffice.org
# Tuy vậy LibreOffice khá ổn định và tương thích với MS Office.

nên người ta bài xích nguồn mở. Làm sao để mọi người có nhận thức đúng?

Tôi mong muốn giới truyền thông như báo Tuổi Trẻ giúp mã mở hiểu được bản chất của vấn đề

1. Dùng phần mềm lậu là đi ăn cắp. Hãy xem lại đạo đức nếu dùng phần mềm lậu
2. Triết lý mã mở: http://www.gnu.org/philosophy/free-sw.html
3. Với một quốc gia, sử dụng công nghệ mở, chuẩn mở (và mã mở) là tất yếu
    (Để không phụ thuộc vào cá nhân, công ty nào)

Có ý kiến cho rằng, đối với người dùng cuối, hãy đừng cho họ biết họ đang dùng mã nguồn mở hay đóng khi đưa họ sử dụng. Ý kiến này đúng không?

Tôi đồng ý với ý kiến này.

Tuy vậy, sẽ phải nói lại "triết lý mã mở" với họ sau một thời gian sử dụng.

Có ý kiến nói rằng Việt Nam chưa có hoạt động đóng góp cho cộng đồng phần mềm nguồn mở thế giới? Ý kiến này đúng hay sai?

Có, nhưng chưa nhiều.

Những dự án lớn như Linux, LibreOffice, Gnome, Mozilla... đều có commit của người Việt.

Những dự án dịch thuật cũng cần phải được đánh giá đúng mức.
(Nó giúp người dùng tiếp cận CNTT, máy tính dễ hơn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ)

Trân trọng,

Nguyễn Vũ Hưng

_______________________________________________
POST RULES : http://wiki.hanoilug.org/hanoilug:mailing_list_guidelines
_______________________________________________
HanoiLUG mailing lists: http://lists.hanoilug.org/
HanoiLUG wiki: http://wiki.hanoilug.org/
HanoiLUG blog: http://blog.hanoilug.org/

Trả lời cho